Bình phong là món đồ nội thất thường trực trong phong cách tối giản Nhật bản. Đây là xu hướng không gian riêng tư nhưng vẫn mở, thoáng. Liệu người Việt có phù hợp với món trang trí này?
Bình phong có cấu tạo như thế nào?
Từ các khung gỗ to lớn, đấy có thể là gỗ thông, gỗ sồi hoặc gỗ của cây hoa anh đào truyền thống… Miễn là nó mang lại giá trị sử dụng lâu dài, kiên cố và chắc chắn thì đều có thể tận dụng.
Lắp đầy bề mặt khung chính là giấy shoji, trên giấy vẽ nhiều họa tiết đơn giản, mang ý nghĩa riêng. Đây là nét văn hóa đậm nét Nhật Bản, khó lẫn.
Có mấy loại bình phong?
Để đáp ứng đúng với nhu cầu, thị hiếu của người Việt Nam, bình phong ở thị trường nước ta không giữ nguyên bản gốc. Từ họa tiết đến kiểu dáng đều linh hoạt. Chủ yếu trên thị trường sẽ có 2 loại:
Bình phong 1 bức: Loại này gần giống với cửa trượt, chúng chỉ là 1 vách ngăn độc lộc mang chức năng phân chia không gian và trang trí.
Bình phong nhiều bức: Loại này được ghép từ nhiều tấm bình phong, liên kết với nhau bằng bản lề vì vậy có thể gập/ mở tùy ý. Việc vận chuyển chúng từ nơi này sang nơi khác cũng không mấy khó khăn, kích thước có thể mở rộng hoặc thu nhỏ tùy diện tích, nhu cầu sử dụng.
Bình phong dùng trang trí ở đâu?
Để phát huy tối đa các tính năng của bình phong, bạn không thể sắp xếp chúng ở nơi tùy tiện. Vị trí phù hợp nhất, đem lại hiệu quả thẩm mỹ lẫn chức năng tốt nhất là:
- Khoảng không gian giữa phòng bếp và phòng khách
- Khoảng không gian giữa phòng khách và cửa chính
- Chắn ngang ban công và cửa chính
- Ngăn cách nhà vệ sinh với bếp nấu ăn
- Nếu nhà có cầu thang thì ngăn lối cầu thang với cửa chính
- Nếu không dùng với mục đích ngăn cách thì có thể dùng để trang trí, đặt ở đầu giường ngủ
Ngăn giữa phòng ngủ và khu vực thay đồ. Đây là giải pháp tối ưu, tiện lợi được nhiều người lựa chọn khi thiết kế căn hộ tối giản. Những tấm bình phong cũng rất có ý nghĩa trong phong thủy. Người xưa cho rằng chúng có thể ngăn cản vận xuôi, luồng khí xấu. Đồng thời đem lại tài lộc cho gia chủ.
Trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, resort… Những nơi sang trọng, đẳng cấp cùng thường mượn món đồ nội thất tối giản này để phô trương thêm sự bề thế.
Nếu bạn yêu thích văn hóa Nhật, hãy thử tận dụng tấm bình phong ngay trong chính căn phòng, căn nhà của mình. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về món đồ nội thất này. Nếu thấy hay, đừng quên chia sẻ cho nhiều người cùng biết nhé!