Cách đóng trần nhà bằng tôn

Trên thị trường có rất nhiều các loại trần nhà làm bằng các vật liệu khác nhau như trần nhà làm bằng nhôm, trần nhà bằng nhựa, trần nhà gỗ, hay trần thạch cao. Tuy nhiên, bạn không muốn thi công những vật liệu đó mà muốn đóng trần nhà bằng tôn để mang lại sự khác lạ cho ngôi nhà. Hãy tìm hiểu đặc điểm của tôn và cách đóng trần nhà bằng tôn để ngôi nhà được đẹp và mát mẻ nhé.

Trần nhà bằng tôn

Trần nhà bằng tôn là sản phẩm có khả năng chống nóng không kém ngói, nhưng lại rẻ hơn ngói rất nhiều. Trong các văn phòng, các tòa cao ốc thì trần tôn  chính là lựa chọn của họ.

Trần tôn được được cấu tạo gồm 3 lớp như sau:

  • Lớp tôn trên bề mặt: Là một lớp tôn có độ bền màu cao, độ dẻo tốt, độ bóng tạo thẩm mỹ cho không gian sử dụng.
  • Lớp PU: Là một lớp làm từ hợp chất Polyrethanne giúp cách nhiệt, cách âm tốt.
  • Lớp lụa PP/PVC: đây là lớp có khả năng chống cháy, và tạo nên giá trị thẩm mỹ bởi bề mặt sáng bóng.
Trần nhà bằng tôn có độ bền màu cao
Trần nhà bằng tôn có độ bền màu cao, độ bóng tạo thẩm mỹ cho không gian.

Ưu điểm của trần nhà bằng tôn:

  • Tôn thích hợp với môi trường nóng ẩm của Việt Nam.
  • Trần nhà bằng tôn phù hượp cho các mái nhà cao tầng, biệt thự có độ dốc lớn.
  • Độ bền và tuổi thọ cao.
  • Trần nhà tôn có trọng tải nhẹ hơn các loại trần nhà thông thường khác. Dễ dàng trong quá trình vận chuyển và thi công.
  • Có nhiều màu sắc, mẫu mã, bề ngoài của trần nhà bằng tôn được phủ nhôm, sáng bóng, kẽm chống gỉ sét nên tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
  • Chống nhiệt tốt vì được phủ một lớp hợp kim dày ở hai bề mặt.
  • Tiết kiệm chi phí, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Trần nhà bằng tôn chống nhiệt tốt vì được phủ một lớp hợp kim dày ở bề mặt.

Trần nhà bằng tôn chống nhiệt tốt vì được phủ một lớp hợp kim dày ở bề mặt.

Cách đóng trần nhà bằng tôn

Khi đóng trần nhà tôn cần chú ý đến thời tiết
Khi đóng trần nhà tôn cần chú ý đến thời tiết tránh tình trạng điện giật khi trời mưa.
  • Khi thi công và lắp đặt trần tôn, cần phải chú ý đến thời tiết, chỉ nên thi công khi thời tiết khô ráo, không bị mưa ướt  tránh tình trạng bị điện giật, trơn trượt té ngã.
  • Đầu tiên, cần phải chuẩn bị đủ tôn tấm theo kích thước của mái tôn, đầy đủ phụ kiện như đinh vít, silicon, máy khoan, máy cắt, giàn giáo, xe nâng,..
  • Với công nhân thi công cần phải đầy đủ thiết bị bảo hộ an toàn mới được thi công.
  • Kiểm tra khung kèo, xà gỗ. Nếu là xà gỗ sắt thì cần sơn chống rỉ và sơn màu theo thẩm mỹ của công trình.
  • Nâng tôn, kéo lên mái theo đúng chiều, đúng hướng và đặt đúng vị trí lắp đăt tấm tôn. Độ dốc mái tấm tôn 17 độ trở lên là chuẩn nhất.
  • Khi lắp đặt tôn lên trần nhà, cần phải đặt từ đỉnh cao nhất rồi đến mép mái, giữ tấm lợp đầu tiên và đặt trên mái nhà để nhô mép ít nhất ¾ inch. Sử dụng đinh vít đầu có vòng đệm cao su tổng hợp để cố định, khoảng cách giữa các đinh vít là 12 inch.
  • Khi thi công lắp đặt trần nhà, phải kiểm tra độ thẳng, độ cong vênh của xà gỗ để khi lợp căng dây hay bắn vít sẽ không bị lệch ra ngoài.
  • Không được lấy các vật kim loại sắc để vạch dấu lên tấm tôn vì sẽ làm mất lớp mạ kẽm chống rỉ và giảm tuổi thọ của tấm tôn.
  • Tấm ở trên chồng lên tấm dưới.
  • Sóng tấm lớp sau phải úp lên sóng tấm tôn ít nhất 1 sóng. Mí sóng lợp trên phải cạn hơn 3mm để khi bắt vít xuống sẽ không bị cấn sóng của tấm dưới làm biến dạng, nước mưa sẽ bị tràn vào nhà khi trời mưa.
  • Các mối nối ngang nhau tại các vị trí xà gồ mái sao cho phần tôn nối chồng lên nhau 15 – 20cm.

Với những thông tin trên, gia đình bạn đã có cách đóng trần nhà bằng tôn được đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người thân và những người thực hiện thi công.

Add Comment